Hướng Dẫn Chi Tiết Các Bước Kiểm Tra CIC Miễn Phí

Bạn có bao giờ thắc mắc về cụm từ CIC? Cách kiểm tra CIC thế nào? Hay hình thức kiểm tra CIC miễn phí là thể nào không? Qua bài viết này của HCMtoplist, webcuaban sẽ trả lời những câu hỏi trên và những vấn đề liên quan đến CIC.

CIC là gì?

CIC là tên viết tắt của Credit Information Center, được biết đến là Trung tâm Thông tin Tín dụng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

cic-la-gi-hcmtoplist

Đây là tổ chức tín dụng hàng đầu quốc gia, có nhiệm vụ cung cấp các thông tin để ngân hàng và các tổ chức tín dụng sử dụng để áp dụng vào các dịch vụ của khách hàng.

CIC sẽ bao gồm các chức năng sau:

  • Chịu trách nhiệm đăng ký tín dụng cấp quốc gia cho tất cả những người dùng theo quy định của pháp luật hiện hành để hỗ trợ cá nhân hay các tổ chức kiểm tra CIC một cách nhanh chóng.
  • Thu thập và lưu trữ thông tin nợ xấu của các cá nhân và tổ chức. Từ đó CIC sẽ xử lý và phân tích các thông tin tín dụng đó.
  • Hạn chế và ngăn ngừa các rủi ro tín dụng xảy ra xuống mức thấp nhất.
  • Có quyền yêu cầu ngân hàng và tổ chức cho vay gửi hồ sơ khách hàng để CIC chấm điểm tín dụng của từng cá nhân, các tổ chức doanh nghiệp.
  • Cung cấp dịch vụ và sản phẩm tín dụng theo pháp luật Việt Nam.

Cách thức hoạt động của CIC

Tất cả các giao dịch vay, mượn nợ hay thanh toán ở bất cứ ngân hàng hay đơn vị tài chính hợp pháp đều được hệ thống CIC ghi nhận lại dưới dạng điểm tín dụng. Nhờ đó mà ngân hàng và đơn vị tài chính có cơ sở để xét duyệt và đánh giá uy tín của khách hàng trong tương lai khi thực hiện giao dịch.

Căn cứ vào những thông tin trên mà CIC sẽ đánh giá và phân loại nợ xấu thành từng nhóm, dựa vào đây mà ngân hàng và đơn vị tài chính có thể dễ dàng tra cứu được lịch sử tín dụng của mỗi cá nhân.

Nợ xấu của mỗi cá nhân và doanh nghiệp sau quá trình phân loại sẽ được sắp xếp vào vào các nhóm sau:

  • Nhóm 1 (Đủ tiêu chuẩn): Đây là nhóm bao gồm các khoản nợ đủ khả năng chi trả đủ gốc lẫn lãi đúng thời hạn. Tuy nhiên nếu quá hạn từ 1-10 ngày, người dùng vẫn sẽ nằm trong nhóm này nhưng sẽ bị đóng lãi phạt quá hạn 150%.
  • Nhóm 2 (Cần chú ý): Bao gồm các khoản nợ bị quá hạn từ 10-90 ngày.
  • Nhóm 3 (Dưới tiêu chuẩn): Các khoản nợ quá hạn thanh toán từ 90-180 ngày.
  • Nhóm 4 (Có nghi ngờ): Các khoản nợ quá hạn thanh toán từ 181-360 ngày. Những khách hàng trong nhóm này được cho là có khả năng không thể thu hồi vốn.
  • Nhóm 5 (Có khả năng mất vốn): Những khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, nguy cơ cao là không thể thu hồi vốn cả gốc lẫn lãi.

Cách kiểm tra CIC miễn phí

Đối với cá nhân và doanh nghiệp sẽ được miễn phí 1 lần/năm khi đăng ký dịch vụ tra cứu thông tin trên CIC. Để kiểm tra CIC nhanh nhất và hoàn toàn miễn phí, bạn có thể thực hiện những các sau:

Qua website CIC

  • Bước 1: Truy cập vào website của CIC cic.gov.vn (Lưu ý: đường link cic.org.vn chỉ có thể sử dụng bởi các tổ chức tín dụng).
  • Bước 2: Chọn “Đăng ký” để bắt đầu được cấp tài khoản.
  • Bước 3: Điền các thông tin cá nhân theo yêu cầu trên màn hình. Sau khi hoàn tất bấm “Tiếp tục”.
  • Bước 4. Một mã OTP sẽ được gửi đến số điện thoại của bạn, nhập mã và chọn “Đồng ý” để chấp nhận các điều khoản. Nhấn “Tiếp tục” để sang bước tiếp theo.
  • Bước 5: Sau khi CIC xác nhận tài khoản, trở về trang chủ và đăng nhập bằng tài khoản vừa đăng ký, tiến hành kiểm tra CIC miễn phí. Nếu gặp khó khăn bạn có thể tham khảo hướng dẫn tra cứu.

cach-kiem-tra-cic-mien-phi-hcmtoplist

Sử dụng app ngân hàng trên điện thoại

Hiện nay để dễ dàng hơn trong việc tra cứu, CIC đã có app trên cả 2 nền tảng Android và IOS. Các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Tải ứng dụng về điện thoại qua CH Play hoặc App Store.
  • Bước 2: Thực hiện các thao tác đăng ký tài khoản (bao gồm các thông tin cá nhân, số điện thoại, chứng minh hoặc căn cước công dân).
  • Bước 3: Nhập mã xác thực OTP được hệ thống gửi đến.
  • Bước 4: Cho phép truy cập location trên điện thoại.

cach-kiem-tra-cic-mien-phi-hcmtoplist-1

Sau đó, bạn có thể bắt đầu tra cứu CIC:

  • Bước 1: Nhấn “Khai thác báo cáo” để bắt đầu.
  • Bước 2: Xác thực bằng mật khẩu/face id/vân tay.
  • Bước 3: Mua báo cáo tín dụng. Tại đây nếu tra trực tiếp trên hệ thống mà không qua ngân hàng thì bạn có thể kiểm tra CIC miễn phí.
  • Bước 4: Nhập mã xác thực OTP.
  • Bước 5: Xem các báo cáo tín dụng.

cach-kiem-tra-cic-mien-phi-hcmtoplist-2

Những tác hại khi rơi vào nhóm nợ xấu trên CIC

Trường hợp bạn rơi vào nhóm nợ xấu (điểm tín dụng từ 430 đến 544) dẫn đến khả năng xét duyệt vay vốn của bạn sẽ rất thấp. Tùy vào từng nhóm nợ mà sẽ có những mức ảnh hưởng khác nhau.

Đối với nhóm nợ 1 và 2

Các khách hàng được phân loại vào 2 nhóm này xem như vẫn nằm trong vùng an toàn, vẫn có khả năng vay vốn. Tuy nhiên khả năng vay ở nhóm 2 sẽ bị hạn chế hơn, đặc biệt là vay tín chấp.

Đối với nhóm nợ 3,4,5

Nếu đã nằm trong nhóm 3-4-5, hãy xác định rằng nguy cơ rất cao là bạn không thể vay vốn tại ngân hàng hay bất kỳ tổ chức tín dụng nào.

Điểm tín dụng sẽ được lưu trữ trên hệ thống CIC trong vòng 5 năm, đồng nghĩa với việc nếu có nợ xấu bạn không thể vay vốn ngân hàng trong vòng 5 năm đó.

Trường hợp nào có thể xoá nợ trên CIC?

Vấn đề có thể xóa được nợ xấu trên CIC hay không hoàn toàn tùy thuộc vào từng trường hợp khác nhau. Cụ thể:

Nợ xấu do lỗi nằm ở khách hàng

Nếu nguyên nhân nằm ở chính khách hàng như chậm trễ trong việc thanh toán khoản vay, bạn cần thực hiện các thao tác sau:

  • Nắm rõ tình trạng nợ xấu trên hệ thống CIC để biết số tiền đang nợ và nhóm nợ bạn được xếp vào.
  • Thanh toán toàn bộ khoản nợ cả gốc lẫn lãi tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng mà bạn đã vay. Bạn nên chú ý giữ lại các giấy tờ chứng từ này.
  • Sang đầu tháng kế tiếp, bạn hãy thực hiện các bước kiểm tra CIC lần nữa để xem đã xóa được nợ xấu chưa. Tuy nhiên cần lưu ý đối với nhóm 3,4,5 nợ xấu sẽ được lưu trữ trong 5 năm gần nhất, còn đối với nhóm 2 sẽ được lưu trữ trong 1 năm (12 tháng).

Nợ xấu do lỗi từ ngân hàng hoặc CIC

Nếu lỗi đến từ ngân hàng hoặc hệ thống CIC, bạn cần thực hiện các bước sau:

  • Nắm rõ tình trạng nợ xấu trên hệ thống CIC để biết số tiền đang nợ và nhóm nợ bạn được xếp vào.
  • Soạn công văn gửi lên ngân hàng hoặc trung tâm CIC để khiếu nại.
  • Gửi công văn đã soạn cho đơn vị chịu trách nhiệm trên để được giải quyết.
  • Đợi và nhận kết quả, kiểm tra tình trạng nợ xấu của bản thân qua hệ thống CIC một lần nữa.

Lời kết

Qua bài viết trên, webcuaban đã giải đáp câu hỏi về kiểm tra CIC miễn phí, đồng thời mở rộng các vấn đề liên quan đến nợ xấu và CIC. Hy vọng với những thông tin từ bài viết mà bạn đọc đã trang bị được kiến thức cần thiết và có hướng đi phù hợp, tránh để bản thân rơi vào vòng tròn nợ xấu.

Liên hệ chúng tôi tại:
Website: https://vitaichinh.vn
Công ty TNHH MTV Ví Tài Chính
MST: 0317596487
SĐT: 0336-804-720
Mail: lienhe.vitaichinh@gmail.com
Trụ sở: 351 Nguyễn Sơn, P.Phú Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM

5/5 - (1 bình chọn)
Mình là Dung, Blogger đã sinh sống tại Sài Gòn hơn 10 năm. Sở thích của mình là du lịch, ăn uống và trải nghiệm. Hi vọng những chia sẻ của mình sẽ đem đến những thông tin hữu ích cho bạn!

Bài viết liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận