Tê bàn tay là biểu hiện điển hình của các tổn thương từ dây thần kinh. Khi xuất hiện tình trạng tê kéo dài tại một bộ phận nhất định chẳng hạn như: cổ tay, bàn tay,… thì đó có thể là “chỉ điểm” của một trường hợp bệnh lý cụ thể.
Để giúp bạn hiểu rõ hơn về triệu chứng này, HCMtoplist sẽ phân tích tổng quan về tình trạng tê bàn tay ở nội dung dưới đây.
Tê bàn tay là gì? Dấu hiệu nhận biết
Tê bàn tay là trạng thái mất cảm giác ở bàn tay, ngón tay và đôi khi lan rộng lên vùng cánh tay. Người bệnh có thể nhận thấy các biểu hiện ở tay như: cảm giác kim châm, nóng rát, ngứa râm ran hoặc lực ở bàn tay trở nên yếu, khó cử động linh hoạt.
Tình trạng này xảy ra khi dây thần kinh bị chèn ép hoặc bị tổn thương, có thể ở một hoặc cả hai tay. Ngoài ra, đây cũng là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề liên quan đến thần kinh hoặc tuần hoàn.
Nguyên nhân tê bàn tay và cách điều trị
Bên cạnh nguyên nhân mạch máu chèn ép dây thần kinh gây tê bàn tay, tình trạng này có thể bắt nguồn từ các loại bệnh lý dưới đây.
Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thắt lưng là nguyên nhân phổ biến gây tê bì tay. Tình trạng này xảy ra khi nhân nhầy thoát ra khỏi bao xơ của đĩa đệm, chèn ép lên các rễ thần kinh gây ra hiện tượng tê tay.
Nhiều trường hợp tê bàn tay do thoát vị đĩa đệm có thể được cải thiện thông qua các phương pháp điều trị nội khoa kết hợp với tập vật lý trị liệu. Mục tiêu chính là lấy lại chức năng vận động linh hoạt cho cánh tay và các ngón tay.
Thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ là một loại viêm khớp ảnh hưởng đến các đĩa đệm ở cổ. Khi các đốt sống bị hao mòn, tổn thương có thể đè lên các dây thần kinh gây tê ở cánh tay và các ngón tay.
Người bệnh có thể khắc phục tình trạng này bằng cách châm cứu, chườm nóng/lạnh hoặc tập vật lý trị liệu để giảm các cơn đau, tê bì.
Hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay xảy ra khi dây thần kinh giữa tại cổ tay bị chèn ép. Điều này dẫn đến các triệu chứng như: đau, tê bì, giảm hoặc mất cảm giác ở gan bàn tay. Để cải thiện hội chứng này, người bệnh có thể thực hiện tập vật lý trị liệu hội chứng ống cổ tay nhằm giảm áp lực lên dây thần kinh giữa, phục hồi cảm giác và chức năng vận động của bàn tay.
Đau cơ xơ hóa
Đau cơ xơ hóa là một rối loạn đặc trưng bởi các cơn đau nhức toàn thân, đặc biệt là tại các điểm nhạy cảm ở vùng bám gân và các mô mềm xung quanh khớp. Trường hợp này có thể gây tê bì, ngứa râm ran ở tay và chân, đồng thời kèm theo các triệu chứng như đau nửa đầu, mệt mỏi và căng cơ.
Để cải thiện tình trạng trên, người bệnh có thể kiểm soát căng thẳng thông qua các hoạt động như: tập thở sâu, thiền định, tư vấn tâm lý,… Ngoài ra, các phương pháp chườm nóng, massage hoặc thực hiện các bài tập kéo giãn cơ cũng có thể giúp cải thiện cơn đau hiệu quả.
Một số nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân phổ biến đã nêu trên, tê tay còn có thể bắt nguồn từ các yếu tố khác như thiếu hụt dinh dưỡng chẳng hạn như thiếu vitamin B1, B6 hoặc B12; tiểu đường; đột quỵ; rối loạn não và tủy sống;…
Cách ngăn ngừa tê bàn tay hiệu quả
Để giảm tình trạng tê cứng ở bàn tay, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau:
- Nhiệt trị liệu: Sử dụng nhiệt nóng (37-50°C) hoặc lạnh (dưới 15°C) để giúp thư giãn cơ, tăng cường tuần hoàn máu và giảm thiểu các cảm giác tê bì.
- Cơ học trị liệu: Thực hiện kỹ thuật xoa bóp, vuốt dọc hai bên ngón tay để giúp giãn cơ, làm mềm dây chằng và giảm căng thẳng.
- Bài tập vận động: Áp dụng tập phục hồi chức năng bàn tay, tập trung vào động tác gập duỗi ngón tay để cải thiện tính linh hoạt cho các khớp, ngăn ngừa các nguy cơ dẫn đến teo cơ.
Tê bàn tay kéo dài là dấu hiệu của tổn thương ở các dây thần kinh, đặc biệt là dây thần kinh giữa. Để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm hạn chế tầm vận động của tay, bạn nên đi thăm khám sớm để có giải pháp điều trị kịp thời.
Với mục tiêu lấy vận động làm gốc để kích thích quá trình tự chữa lành của cơ thể người bệnh, MYREHAB MATSUOKA tự hào là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực PHCN theo tiêu chuẩn Nhật Bản tại Việt Nam. Liên hệ ngay với chúng tôi tại hotline 1900 3181 hoặc website https://myrehab-matsuoka.com/ nếu bạn cần tư vấn chi tiết từ các chuyên gia nhé!